Bùng nổ tranh luận xoay câu chuyện Lì xì Tết: Lộc may mắn đầu năm hay "cái nợ", có nên bỏ

Lì xì đầu năm theo truyền thống của người Á Đông, là cách mang đến cho nhau chút may mắn, tài lộc trong năm mới. Nhưng với nhiều người, lì xì lại trở thành nỗi ám ảnh, là gánh nặng mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Theo phong tục truyền thống mỗi dịp Tết đến Xuân về, nhất là vào những ngày đầu năm mới, mọi người thường trao nhau những phong bao lì xì đỏ thắm để trao gửi yêu thương, cũng nhau là may mắn, bình an. Ông bà, cha mẹ lì xì cho con cháu lây may, con cháu lại mừng tuổi lại ông bà, cha mẹ để tỏ lòng biết ơn, kính trọng. Giá trị trong bao lì xì thường là vài chục đến vài trăm ngàn, tùy theo khả năng tài chính của người tặng.

 

Theo thời gian, việc lì xì Tết đã trở thành thiết yếu, bắt buộc, thậm chí là phải cho thật nhiều tiền để thể hiện bản thân, hoặc chỉ đơn giản là để đỡ “mất mặt” vì cả năm làm việc lại lì xì quá ít. Hơn nữa, nếu đi thăm hỏi đối tác, hay sếp lớn thì giá trị phong bì lại càng trở nên quan trong. Điều này vô hình chung đã gây ra áp lực không nhỏ đối với nhiều người, thậm chí là còn trở thành gánh nặng mỗi dịp Tết đến.

Một số người bảy tỏ: "Mình vẫn thích nhận phong bì màu đỏ vào dịp Tết. Quan trọng là lì xì lấy may, lấy lộc, một câu chúc cũng vui. Thấy bao đỏ thì em nhỏ cũng mừng mà".

 

Một số người khác lên tiếng tán thành: "Lì xì đầu năm là lộc may mắn mà, trẻ em rất thích, có nhiều thì cho nhiều, ít thì cho ít có gì đâu mà nặng nề", "Có người này người kia. Có người vẫn coi lì xì như lộc, có là vui rồi. Riêng mình, ai thái độ thì thái độ chứ mình lì xì theo kinh tế của mình".

Không ít cư dân mạng tin rằng lì xì là lộc, là nét văn hóa đẹp nên gìn giữ và có giải pháp: "Mình chuẩn bị bao lì xì mệnh giá 1000 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng... đến 200 nghìn đồng, đến ai người đó rút. Vì là lộc nên may thì được nhiều, ít may hơn thì được ít, vừa đỡ áp lực vừa có lì xì".

 

Tuy nhiên, một số ít lại có quan điểm đi lì xì phải nhiều thì mới bày tỏ được lòng thành, mới thể hiện được đẳng cấp, hơn nữa là mới “lấy lòng” được đối phương. Bản chất của lì xì là một nét văn hóa đẹp, là chút lộc may mắn đầu năm chúng ta mang đến cho nhau cùng câu chào, lời chúc. Lì xì đầu năm cũng là nỗi háo hức mong chờ của bọn trẻ. Trong mỗi con người, lì xì đều là phần ký ức đẹp đi liền với ngày Tết từ thời ấu thơ.

Lì xì chỉ trở nên xấu xí, khiến "lòng người nặng trĩu" khi người ta gán vào nó những cơ hội, những thước đo, đánh giá nhiều/ít, giàu/nghèo mà quên đi, làm mất đi bản chất thật sự của nó.

(Nguồn: Dân trí)